Trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất, đòi hỏi gỗ bán thành phẩm phải có bề mặt láng bóng, phẳng đẹp.
Để bề mặt gỗ sau khi xử lý đạt tính thẩm mỹ cao và độ bền tốt (gỗ không bị phá hủy bởi con trùng hay các loại nấm mốc), một trong những công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến đều này đó là công đoạn lăn sơn cho gỗ.
|
Truc PU |
Trong hệ thống máy lăn sơn cho gỗ, có một chi tiết trục cao su kỹ thuật được sử dụng, trục này thường được gọi là Trục lăn sơn.
Nó có nhiệm vụ rất quan trọng đó là dùng để cán đều sơn và phủ lên một lớp sơn mỏng trên bề mặt tấm gỗ.
Quá trình làm việc của trục lăn sơn: Trục sẽ quay với tốc độ chậm, đồng thời tiếp xúc trực tiếp với một trục kim loại (nằm song song) và bề mặt gỗ cần sơn. Dung dịch sơn được đổ vào khe giữa trục lăn sơn và trục kim loại.
Khoảng cách giữa trục cao su và trục kim loại có thể điều chỉnh từ đó sẽ điều chỉnh được lượng sơn cho phù hợp.
Vật liệu sử dụng để bọc trục lăn sơn đòi hỏi phải chịu được dung môi hóa chất tốt. Vì sơn trong ngành gỗ thường sử dụng các loại dung môi có hoạt tính mạnh, có thể phá hủy vật liệu cao su.
Thường trước khi bọc cao su trục lăn sơn, ta cần tiến hành thử độ trương nở của vật liệu cao su trong dung môi sử dụng cho loại sơn đó. Dựa trên các kết quả thử nghiệm này mới chọn ra loại vật liệu cao su dùng để bọc trục lăn sơn hiệu quả nhất.
Các loại vật liệu cao su tổng hợp hay được sử dụng để bọc trục lăn sơn: cao su Nitrile (NBR), cao su EPDM, Polyurethane (PU)...
Độ cứng của loại vật liệu cao su dùng để bọc trục lăn sơn thường trong khoảng 30 - 60 Shore A, độ cứng còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể hoặc yêu cầu từ khách hàng.
Về màu sắc của trục lăn sơn thường là màu sáng (trắng, ...)
Một yếu tố cũng hết sức quan trọng khác của trục lăn sơn dó là bề mặt cao su phải láng bóng, phẳng đẹp.
Để tăng tuổi thọ cho trục lăn sơn, hạn chế dung môi phá hủy lớp keo dán sắt dẫn đến làm tách lớp, bông dán sắt giữa cao su và lõi kim loại. Ta thường bọc cao su phủ ra hai đầu trục, bề dày bọc đầu mỗi bên khoảng 5 - 10 mm.
Chú ý khi sử dụng trục lăn sơn: phải bảo vệ tốt bề mặt cao su , không để bề mặt bị trầy xướt hay bị các vết cấn nhỏ (làm lô trục cao su đó không dùng được). Vì một trục cao su rất mắc tiền và khi sửa chữa phải tháo lắp và bọc cao su mới, gây mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến năng suất.